BÉ SƠ SINH KHÔNG CÓ DA DO SAI LẦM TAI HẠI CỦA NGƯỜI MẸ LÚC MANG THAI
Bất cứ người phụ nữ nào khi phát hiện ra mình có thai đều ngay lập tức thay đổi thói quen của bản thân để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho thai nhi. Nhưng đôi khi, việc phải uống thuốc khi mang bầu là khó tránh khỏi. Thật không may, một em bé chào đời đã bị thiếu đi lớp da do người mẹ lỡ uống nhầm một loại thuốc trong khi mang thai.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Pakistan trước đây đã kiểm tra lý do tại sao đứa bé được sinh ra mà không có làn da bảo vệ. Các nhà khoa học nghi ngờ rằng có lẽ một trong những loại thuốc mà bà mẹ đã uống có tên là azathioprine đã gây nên tình trạng này.
Không giống như những đứa trẻ sơ sinh khỏe mạnh khác, hơn 90% cơ thể em bé này không có làn da bảo vệ khi chào đời. Ngoài ra, em bé còn không có móng tay, thậm chí không có một sợi tóc, lông mi hay lông mày nào. Không chỉ vậy, bé trai này còn thiếu núm vú; tai của bé cũng không phát triển đầy đủ, và tất cả các mạch máu trong cơ thể bé có thể được nhìn thấy rõ. Các bà mẹ xin hãy lưu ý rằng dùng azathioprine khi mang thai không được khuyến khích bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).Theo các nghiên cứu, việc dùng azathioprine trong khi mang thai có thể dẫn đến sự gia tăng các bất thường bẩm sinh, chẳng hạn như chậm phát triển trong bụng mẹ, nguy cơ sinh non và nhẹ cân cao hơn. Một loạt các tình trạng khác nhau ảnh hưởng đến đầu, tủy sống, tuyến ức, thận, máu, phổi, bàng quang, tiết niệu, mắt, niệu đạo và tay.

Mạch máu hiện rõ trên trẻ sơ sinh không có da khi vừa mới chào đời
Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng dùng azathioprine khi mang thai có thể dẫn đến dị tật tim, nhẹ cân, sinh non và kích thước nhỏ đối với tuổi thai. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác gây mâu thuẫn khi cho rằng nó an toàn. Dưới đây là danh sách ngắn gọn những loại thuốc mà thai phụ không nên dùng trong suốt thai kỳ:
_ Ibuprofen
_ Aspirin
_ Naproxen Natri (Aleve)
_ Thuốc trị mụn ( dẫn xuất alkaloid)
_ Ribavirin
_ Thuốc chống nấm
_ Thuốc chống lo âu và trầm cảm
_ Kháng sinh (trừ khi có chỉ định của bác sĩ)
_ Kháng histamine (trừ khi có chỉ định của bác sĩ)
_ Thuốc trị đau nửa đầu (trừ khi có chỉ định của bác sĩ)
_ Nhóm Thuốc ngủ
_ Bismuth Subalicylate
Một lời nhắc nhở cuối cùng: nếu bạn đang mang thai, hãy chắc chắn LUÔN LUÔN hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc an toàn. Không bao giờ tự điều trị mà không có lời khuyên từ chuyên gia. Bằng cách đó, mẹ bầu có thể đảm bảo một thai kỳ an toàn cho cả mẹ và bé.

Biên tập Amvipharm
(Tham khảo: The Asian Parent Singapore)
Tin liên quan
Từ khóa: bé khô da, khô da ở trẻ, da bé khô, da bé, dinh dưỡng cho bé