CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AMVI

Bệnh cảm cúm trong giai đoạn chuyển mùa, mẹ nên thận trọng

Khi thời tiết chuyển mùa, sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra. Vào lúc đó, cơ thể bé có thể chưa thích nghi được vậy nên dễ dẫn đến mắc các căn bệnh phổ biến khi thay đổi thời tiết, nhiệt độ.

Một số bố mẹ nghĩ rằng chỉ là căn bệnh cảm cúm, hoặc sốt nhẹ không quá nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và chữa trị, điều trị đúng cách kịp thời. Vậy thì sẽ dẫn đến tình trạng căn bệnh bị trở nặng và nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng.

Khi thời tiết thay đổi, các loại virus, vi khuẩn gây nên các căn bệnh có không gian và nhiệt độ phát triển mạnh hơn. Vì vậy mỗi cha mẹ nên có chiến lược cụ thể để giúp bé tăng sức đề kháng, tránh các căn bệnh gây hại.

benh-cam-cum-trong-giai-doan-chuyen-mua-1 

Bệnh cảm cúm thường gặp ở trẻ nhỏ

Bệnh cảm cúm xuất hiện, lây lan ra sao?

Bệnh cúm là căn bệnh tác động nhiều nhất vào đường hô hấp của con. Cụ thể các vị trí như mũi, họng...Từ đó virus sẽ làm tổn thương phần niêm mạc của mũi, thanh quản, họng hầu...

Thông thường 3 loại virus gây bệnh cúm có thể kể đến như: virus cúm A, cúm B và cúm C.

Đặc biệt, các bệnh tác động vào đường hô hấp sẽ lân lan chủ yếu qua đường không khí, từ người này sang người khác.

Khi có người đang mắc bệnh cảm cúm, nếu bé tiếp xúc và nói chuyện. Như vậy, lúc này các virus sẽ di chuyển trong không khí và lây lan.

Cảm lạnh cũng là một trong những căn bệnh bé dễ mắc phải. Tuy nhiên so với cảm cúm, cảm lạnh sẽ có phần nhẹ hơn.

Bệnh cảm cúm về bản chất không quá nguy hiểm. Nếu cha mẹ hiểu rõ những dấu hiệu của nó, từ đó có phương án chữa trị thích hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ thì căn bệnh sẽ nhanh chóng được kiểm soát và trẻ sẽ nhanh chóng khỏe lại.

Một số những biểu hiện của bệnh cảm cúm

Khi mắc bệnh cảm cúm, người bệnh sẽ thường gặp phải một số các biểu hiện sau đây:

  • Cảm cúm thường có thời gian ủ bệnh từ 1 đến 3 ngày
  • Khi mới bắt đầu người bệnh sẽ có cảm giác bị đau họng. Sau đó sẽ bị nghẹt mũi, sau đó bị chảy nước mũi và ở một số người có thể bị hắt hơi.
  • Đi cùng với biểu hiện đau rát họng, thì người bệnh cũng có thể bị sốt cao tùy thể trạng.
  • Sau một vài ngày sẽ có hiểu biện nhức, đau toàn thân.
  • Cảm cúm theo nghiên cứu chỉ kéo dài trong khoảng 1 tuần, sau đó bệnh sẽ giảm và hết hoàn toàn.

Trong trường hợp cha mẹ thấy bé bị bệnh và có một vài các biểu hiện kể ở trên. Tuy nhiên chưa chắc chắn đó có phải là căn bệnh cúm mùa hay không. Vậy thì nên đưa bé đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được tư vấn, đưa ra phương án điều trị phù hợp.

benh-cam-cum-trong-giai-doan-chuyen-mua-2 

Cha mẹ cần nắm những biểu hiện của bệnh cảm cúm

Những biến chứng thường gặp ở căn bệnh cúm là gì?

Với căn bệnh cúm khi chuyển mùa, nếu không được phát hiện điều trị kịp thời, sớm. Vậy thì sẽ dẫn đến tình trạng bé sẽ có thể gặp phải những biến chứng không mong muốn.

  • Những người có sức đề kháng, sức khỏe yếu nếu không được điều trị thích hợp sẽ bị viêm phổi.
  • Những trẻ em khác tuổi từ 6 đến 12 dễ bị biến chứng như mắc căn bệnh Reye. Đây là căn bệnh nguy hiểm có thể xuất hiện sau cúm.

Cha mẹ cần lưu ý để phân  biệt chính xác được căn bệnh cảm cúm và cảm lạnh. Bởi mỗi loại cảm cúm sẽ có những biểu hiện và cần điều trị khác nhau.

Điều trị và phòng bệnh cúm như thế nào?

Để có hướng điều trị và phòng ngừa bệnh cúm. Cha mẹ cần trang bị được những kiến thức cần thiết về căn bệnh này.

Đồng thời khi thấy bé có những dấu hiệu của bệnh cúm, nên đưa bé đến bệnh viện để được điều trị trong thời gian sớm.

Luôn rèn luyện cho bé thói quen đeo khẩu trang, khử khuẩn, không tụ tập đông người, hạn chế ở gần tiếp xúc với những người bị bệnh cúm. Điều đó sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm, mắc bệnh.

Trên đây là những gợi ý, những mẹo để giúp cha mẹ có thêm phương án chăm sóc khi bé bị bệnh cúm!



Tin liên quan

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận