CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AMVI

Cảm xúc – một phần phát triển của trẻ sơ sinh

Cảm xúc chính là một phần tất yếu để hình thành nên tính cách của trẻ sau này

Đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh thì cảm xúc chính là một phần tất yếu để hình thành nên tính cách của bé sau này. Đôi khi các bậc làm cha, làm mẹ không hiểu cảm xúc của bé như thế nào? Và cảm xúc của con phát triển ra sao? Các bậc cha mẹ hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về cảm xúc của trẻ sơ sinh ở bài viết dưới đây nhé!

Sự phát triển của trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ sơ sinh ở những năm đầu đời được thể hiện rõ ràng nhất, trong đó có cảm xúc của bé. Ở khoảng thời gian này cảm nhận của trẻ sơ sinh đều mang tính tự phát và không thể kiểm soát được. Khi đói bé khóc, khi ướt tã hoặc đi nặng bé khóc, bé khó chịu trong người bé cũng khóc. Lúc này bé chỉ biết khóc để biểu hiện cảm xúc của mình thay cho lời nói của mình. 

Khi được vài tuần tuổi, bé đã biết bắt chước hành động, biểu cảm của bố mẹ và có thể nhìn chăm chú. Khi vui thì bé cười phấn khích, còn khi khó chịu thì bé lại khóc. Những biểu cảm trên gương mặt của bé thì sẽ nhận lại được phản hồi từ cha mẹ. Đó là đáp ứng nhu cầu của trẻ. Khi được đáp lại trẻ học được cách tin tưởng và gắn kết.

Trong giai đoạn 4 tháng đầu đời trẻ chỉ biết khóc để biểu hiện cảm xúc

Đối với những người làm bố mẹ lần đầu thì chắc chắn còn nhiều điều bỡ ngỡ và không hiểu cảm xúc của bé ra sao. Vì vậy để hiểu được cảm xúc của bé lúc này các bậc làm cha mẹ phải quan tâm và lắng nghe ngôn ngữ cảm xúc của trẻ qua tiếng khóc để có thể hiểu được con mình đang muốn gì.

Cung bậc cảm xúc trong sự phát triển của trẻ từ 4-8 tháng tuổi

Đối với trẻ từ 4- 8 tháng tuổi thì lúc này bé đã có thể phân biệt được người thân và người lạ. Nhiều khi bé sẽ khóc hay khó chịu khi có người lạ bế. Vào khoảng thời gian này cảm nhận của bé được thể hiện rõ nét hơn và cha mẹ có thể hiểu ý con mình muốn gì. Trẻ hay cười hơn thậm chí đã biết đùa giỡn với cha mẹ, chân tay luôn cựa quậy khi thấy phấn khích hoặc nhăn mặt khi bị mắng, khóc khi người lạ bế.

Giai đoạn 4-8 tháng tuổi bé có thể nhận biết đâu là người lạ, đâu là người quen

Tầm này việc đang ngủ mà bé tự dưng tỉnh giấc và khóc là việc thường xuyên xảy ra. Lúc này mẹ nên tập cho bé khả năng tự kiểm soát cảm xúc để bé có thể an tâm và không khóc khi bị tỉnh giấc giữa chừng.

Giai đoạn trẻ sơ sinh từ 8 tháng đến 1 tuổi

Những biểu hiện cảm xúc của trẻ vào khoảng thời gian này càng rõ nét hơn. Trẻ có thể ghi nhớ và học hỏi được rất nhiều điều từ cha mẹ và những người thân xung quanh. Cảm xúc của bé được thể hiện qua những cử chỉ, hành động hàng ngày và càng mạnh mẽ hơn. Khi gặp người lạ bé sẽ rúc đầu ôm vào người bạn, biết ôm hôn bố mẹ, ông bà, người thân và thích chơi với bạn cùng trang lứa.

Cung bậc cảm xúc của bé càng thể hiện rõ nét hơn ở giai đoạn 8 tháng đến 1 tuổi

Bên cạnh những cảm xúc tươi cười, vui vẻ thì việc nổi cáu, tức giận vẫn luôn song hành theo những cung bậc cảm xúc của bé. Bé có thể ăn vạ, khóc lóc đòi một đồ vật gì đó. Cha mẹ thường hay bỏ qua cho con vì con còn bé chưa biết gì. Những hành vi cảm xúc đó của bé là không tốt nên bạn cần phải nghiêm khắc chỉ cho trẻ biết kiềm chế cảm xúc của mình, chỉ cho trẻ biết đâu là điều nên làm và không nên làm.

Làm thế nào để thúc đẩy sự phát triển cảm xúc của trẻ sơ sinh

 Đối với trẻ sơ sinh việc phát triển cảm xúc là việc đáng cần được quan tâm và chú ý nhiều hơn. Sau đây là những cách để thúc đẩy sự phát triển cảm xúc của trẻ sơ sinh:

 - Bắt đầu bằng việc giao tiếp. Khi nào bé tỉnh giấc hãy dành thời gian trò chuyện với bé, ôm ấp, vỗ về bé.

 - Hãy để bé biết tức giận không có gì là sai nhưng cần phải biết cách thể hiện và kiềm chế điều đó.

 - Sử dụng những biểu cảm khuôn mặt đơn giản khi nói chuyện với bé. Vì lúc này bé chưa đủ lớn để hiểu.

 - Nếu bé thường xuyên giận dữ hãy tìm cách đánh lạc hướng hoặc làm điều gì đó hài hước, vui vẻ để bé bình tĩnh lại.

 - Giúp bé cảm nhận được sự an toàn và khuyến khích bé khám phá những điều mới.

Lời kết

Quá trình phát triển cảm xúc của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào các bậc cha mẹ rất nhiều. Bởi vì cha mẹ là người tiếp xúc và gần con nhiều nhất. Làm cha mẹ hãy phát triển cảm xúc của con theo mọi cách có thể nhưng phải đảm bảo an toàn, vui vẻ và thoải mái nhất. Hy vọng với những chia sẻ về cảm xúc của trẻ sơ sinh sẽ giúp ích cho những người lần đầu bỡ ngỡ làm cha mẹ.

Nguồn: Internet



Tin liên quan

Từ khóa: trẻ sơ sinh, cảm xúc của trẻ

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận