Dấu hiệu nào cho thấy con yêu đang bị viêm phế quản?
Vì ở giai đoạn đầu triệu chứng trẻ bị viêm phế quản khá giống như các bệnh ho, viêm họng… Do đó nếu như không kịp thời phân biệt để thăm khám chữa trị thì tình trạng ngày càng nghiêm trọng, gây ra nhiều phiền phức đến sức khỏe của trẻ. Đặc biệt hiện nay với tình trạng ô nhiễm không khí như hiện tại thì các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh phế quản của trẻ lại càng nghiêm trọng hơn.
Không khí ô nhiễm là nguy cơ gây trẻ bị viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản đó là tình trạng đường thở dưới hoặc ở cuống phổi xảy ra tình trạng viêm nhiễm, bị sưng đau và bị tích tụ dịch nhầy. Đối với trẻ nhỏ thì viêm phế quản được chia thành 2 loại đó là viêm phế quản cấp tính hoặc bệnh viêm phế quản mạn tính. Đối với tình trạng viêm phế quản mạn tính nó hoàn toàn có thể kéo dài trong thời gian từ vài tháng cho đến vài năm. Còn đối với viêm phế quản cấp tính thì nó chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn nào đó mà thôi.
Ở giai đoạn sớm trẻ bị viêm phế quản sẽ có một số những dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn sang bệnh khác. Cụ thể hơn lúc đó mẹ sẽ thấy trẻ: Sổ mũi, mệt mỏi, đau họng, hắt xì, đau cơ và đau lưng đồng thời bị sốt nhẹ từ 37.7 độ đến 38 độ C.
Ho khan chính là triệu chứng viêm phế quản và tình trạng này có thể kéo dài trong khoảng từ 10 ngày cho đến 3 tuần. Mặt khác nếu theo dõi mẹ còn thấy màu sắc đờm, dịch mũi của trẻ chuyển từ màu trắng sang màu xanh lá cây hay màu vàng. Điều này không thể cho biết trẻ đang bị nhiễm trùng do virus hay vi khuẩn gây ra. Mà thông qua đó chỉ cho biết rằng hệ miễn dịch ở trẻ hiện đang hoạt động “hết công suất” mục đích chống lại các tác nhân gây hại với trẻ.
Mẹ biết không nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời thì tình trạng triệu chứng nghiêm trọng hơn lúc đó sẽ xảy ra như:
Có nhiều triệu chứng về tình trạng viêm phế quản ở trẻ
- Trẻ bị sụt cân nhưng không rõ lý do.
- Trẻ ho một cách dữ dội đồng thời ho liên tục như ho gà và cảm giác trẻ chỉ dừng ho để thở sau đó sẽ tiếp tục ho, ho co thắt.
- Tình trạng sốt rất cao có thể lên đến 40 độ C và uống thuốc hạ sốt thì tình trạng cũng không được cải thiện là bao. Trẻ bị mệt mỏi sốt li bì, co giật, nếu không hạ sốt kịp thậm chí rằng trẻ còn bị hôn mê.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa gây bỏ ăn, chướng bụng, tiêu chảy, nôn ói…
Nguyên nhân nào gây ra trẻ bị viêm phế quản?
Nguyên nhân chính, thủ phạm chính gây ra tình trạng viêm phế quản ở trẻ đó là từ virus hoặc từ vi khuẩn. Bên cạnh đó còn có thêm một số những yếu tố khác mà mẹ cần lưu ý đó là ô nhiễm môi trường, khói bụi và bụi mịn trong không khí… Hoặc cũng có thể là do trẻ hiện đang mắc phải bệnh lý nào đó về phổi.
1. Trẻ bị nhiễm virus
Có đến từ 85 đến 95% trẻ bị viêm phế quản là do virus influenza. Trẻ giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi đây là nhóm mà hay bị bệnh này. Bên cạnh đó còn có một số những virus khác như là virus hợp bào hô hấp, sởi, virus adeno, virus parainfluenza và cúm.
2. Trẻ bị nhiễm khuẩn
Có một số những vi khuẩn gây bệnh viêm phế quản hay gặp đó là Mycoplasma pneumoniae, vi khuẩn Chlamydia pneumoniae và vi khuẩn Bordetella pertussis gây tình trạng ho gà.
3. Do trẻ bị dị ứng
Nếu như trẻ tiếp xúc cùng những hóa chất thì có thể gây ra viêm ống phế quản và viêm phế quản.
4. Do trẻ bị bệnh về phổi
Đối với những trẻ bị hen suyễn thường bị viêm phế quản. Trường hợp này thì viêm phế quản chẳng phải là bệnh truyền nhiễm đó là vì nó không phải do virus hoặc là do vi khuẩn gây ra.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm phế quản ở trẻ
5. Do một số nguyên nhân khác
Tiếp theo trẻ bị viêm phế quản cũng có một số nguyên nhân gây tăng cao khả năng mắc bệnh đó là: Do thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá; Do hệ miễn dịch yếu; Do trẻ bị trào ngược dạ dày; Thường xuyên tiếp xúc với chất kích thích, hóa chất, khói bụi; Do không được tiêm phòng đầy đủ vắc xin đúng theo lịch tiêm chủng như viêm phổi, cúm, ho gà…
Bên cạnh đó mẹ cũng cần lưu ý rằng viêm phế quản là bệnh truyền nhiễm, dễ lây qua việc tiết nước bọt bắn ra khi nói chuyện hoặc do tiếp xúc cùng vi khuẩn, virus gây bệnh bám ở vật dụng như là nút bấm thang máy, tay nắm cửa…
Điều trị trẻ bị viêm phế quản như thế nào?
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có giải pháp điều trị khác nhau. Nếu như viêm phế quản xảy ra vì vi khuẩn bác sĩ kê đơn kháng sinh cho trẻ dùng. Nếu như do virus thì tình trạng được cải thiện trong từ 7 đến 10 ngày. Ngoài ra mẹ cũng chú ý áp dụng một số mẹo để giảm triệu chứng bệnh như:
- Cho bé uống nhiều nước giúp giảm tình trạng đường hô hấp tắc nghẽn, giúp tống đờm ra ngoài và ngăn mất nước.
- Có thể dùng máy tạo độ ẩm giúp trẻ thở dễ hơn nhưng cần lưu ý chú ý vệ sinh vì nếu bị nhiễm bẩn thiết bị có thể gây lây lan vi trùng trong không khí.
- Sử dụng nước muối sinh lý làm giảm nghẹt mũi ở trẻ bằng cách nhỏ một hoặc 2 giọt vào mũi bé rồi lấy khăn lau.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống, dọn dẹp phòng sạch sẽ, giữ ấm và tránh xa những người hút thuốc.
- Cho trẻ uống mật ong giúp tăng cường miễn dịch nhưng lưu ý không được cho trẻ dưới 1 tuổi uống.
- Có thể dùng thuốc hạ sốt giảm đau acetaminophen hoặc ibuprofen theo liều lượng thích hợp.
Cần tìm hiểu cách phòng ngừa viêm phế quản cho trẻ
Cách phòng ngừa trẻ bị bị viêm phế quản đơn giản
Không có cách nào giúp ngăn chặn hoàn toàn viêm phế quản vì bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên bố mẹ cũng có thể phòng ngừa để hạn chế thấp nhất nguy cơ bị bệnh như:
- Cần chăm sóc sức khỏe thai phụ thật tốt để hạn chế nguy cơ gây sinh non.
- Cho trẻ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu.
- Cần vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, không để trẻ tiếp xúc cùng người hút thuốc lá…
- Mặc đủ ấm cho trẻ khi mùa đông lạnh.
- Cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng và ngủ đủ giấc.
- Nhớ tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm cho trẻ.
- Khi cho trẻ ra đường cần cho đeo kính, khẩu trang.
- Vệ sinh tay cùng nước rửa tay sạch khuẩn hoặc xà phòng để đảm bảo sạch sẽ.
Trên đây chúng ta đã cùng tìm hiểu vấn đề trẻ bị viêm phế quản cũng như cách điều trị, phòng ngừa. Hy vọng thông tin này thực sự hữu ích giúp mẹ chăm sóc bé yêu của mình tốt hơn.