CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AMVI

HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG KHI TỰ Ý BỔ SUNG VITAMIN CHO TRẺ

Việc bổ sung vitamin không đúng liều lượng vô tình trở thành con dao hai lưỡi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Trong khoảng thời gian gần đây, nhiều bậc cha mẹ thường có xu hướng tự bổ sung vitamin cho trẻ. Mặc dù vitamin rất cần thiết cho sức khỏe của con người. Nhưng nó sẽ trở thành một con dao hai lưỡi nếu bạn không sử dụng chúng đúng với liều lượng. Không những chẳng có tác dụng mà còn vô tình gây nên những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đối với sức khỏe của trẻ.

Nhiều cha mẹ hiện nay thường có xu hướng tự bổ sung vitamin cho trẻ

Hậu quả khi tự ý bổ sung vitamin cho con trẻ

Theo như nhiều ý kiến từ các chuyên gia, không phải cứ bổ sung vitamin cho trẻ nhiều là sẽ tốt. Vậy nên, khi cha mẹ bổ sung cho trẻ quá nhiều vitamin sẽ dẫn đến các phản ứng bất lợi cho trẻ.

Các loại vitamin hiện nay được chia thành 2 nhóm là nhóm vitamin tan trong nước và nhóm tan trong dầu.

     - Nhóm vitamin tan trong nước bao gồm: Vitamin C, Vitamin B, PP, H,...  Thông thường, nếu lượng vitamin này được bổ sung nhiều hơn so với nhu cầu của cơ thể. Thì chúng sẽ tự đào thải qua hệ bài tiết hoặc tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu số lượng vitamin C được bổ sung quá cao và không thể đào thải kịp thì cơ thể sẽ ngay lập tức bị ngộ độc cực kỳ nguy hiểm.

      - Nhóm vitamin tan trong dầu bao gồm: Vitamin K, E, D, A,... Những loại vitamin này khi bị dư thừa sẽ được tích lũy ngay trong cơ thể. Từ đó không được đào thải và gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cơ thể.

Thừa Vitamin C

Vitamin C được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Nó không chỉ giúp tăng sức đề kháng, làm đẹp cho con người. Mà bên cạnh đó vitamin C còn giúp ngăn ngừa ung thư và phòng chống dị ứng rất hiệu quả. 

Chính vì những tác dụng này mà số lượng người bị dư thừa vitamin C cũng rất nhiều. Từ đó gây nên nhiều hệ quả nghiêm trọng như: Tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tán huyết, sỏi thận, mất ngủ, hay bị kích động, viêm đường tiết niệu,.... 

Thừa vitamin A

Nhắc đến vitamin A là nhắc đến chức năng bổ mắt. Không chỉ có chức năng chống quáng gà và bệnh khô mắt ở trẻ. Mà vitamin A còn đảm bảo cho sự phát triển của bộ xương, niêm mạc, răng và da. 

Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều vitamin A sẽ dẫn đến tình trạng bị buồn nôn, ngộ độc. Ngoài ra, thừa vitamin A cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương ở trẻ nhỏ. Từ đó khiến cho trẻ bị rối loạn thần kinh và chậm lớn. Thậm chí, trẻ sẽ còn phải đối mặt với nhiều hệ quả nghiêm trọng khác như: Xung huyết ở da, bệnh vẩy nến. tóc bị khô xơ, môi khô và nứt nẻ,... 

Đặc biệt đối với trường hợp phụ nữ mang thai, nếu bổ sung quá nhiều vitamin A sẽ khiến thai nhi có thể trở thành quái thai với những dị tật như: Hở hàm ếch, dị dạng cơ, xương, tim mạch, hệ thần kinh,...

Trẻ bị hở hàm ếch do bị thừa vitamin A

Thừa vitamin D

Cơ thể người cần bổ sung vitamin D để hình thành và duy trì cho hệ xương, răng phát triển. Tuy nhiên, nếu dùng liều lượng cao sẽ dẫn đến hàng loạt dấu hiệu khó chịu: Chóng mặt, đau đầu, chán ăn, táo bón, buồn nôn, đau xương,... Thậm chí nhiều trường hợp còn khiến trẻ bị chậm lớn, loạn nhịp tim, bào thai bị dị tật, khả năng tình dục bị thuyên giảm,...

Thừa vitamin E

Vitamin E có chứa chất chống oxy giúp cho cơ thể luôn trẻ đẹp và chống lại lão hóa tự nhiên. Nhưng khi dùng quá nhiều vitamin E sẽ làm cho khả năng đông máu của cơ thể bị giảm xuống thấp.

Thừa vitamin B6

Vitamin B6 là một loại vitamin rất đặc biệt giúp phòng bệnh đa dây thần kinh ngoại biên. Nên cho dù bạn có thừa hay thiếu chúng, cơ thể bạn cũng sẽ mắc bệnh đa dây thần kinh ngoại biên này. Người thiếu vitamin B6 thường có dấu hiệu bị tê liệt tay, chân hoặc nguy hiểm hơn là  bị mất đi cảm giác.

Thừa vitamin B1

Vitamin B1 có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Do đó, khi thiếu vitamin này sẽ dẫn đến bệnh tê phù cơ thể. Còn nếu dùng quá nhiều sẽ khiến người dùng bị chóng mặt, dị ứng, choáng váng và thậm chí là ngộ độc cơ thể.

Thừa vitamin B12

Vitamin B12 đóng vai trò cần thiết trong việc hình thành nên các tế bào hồng cầu và sản xuất ADN. Nên khi cơ thể bị dư thừa vitamin này sẽ dẫn đến tình trạng tăng hồng cầu quá mức, tăng sản tuyến giáp và mắc bệnh cơ tim,... Ngoài ra còn xảy ra các tác dụng phụ như bị nổi mề đay, choáng váng và thường nôn nao trong người.

Thiếu vitamin B12 có thể khiến trẻ bị nôn nao và khó chịu

Không phải tự nhiên mà người ta vẫn có câu: “Cái gì nhiều quá cũng không tốt”. Mặc dù vitamin là một dưỡng chất có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe của con người và đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, để chúng có thể được phát huy hết khả năng và công dụng của mình một cách hợp lý nhất. Bạn cần phải bổ sung vitamin cho trẻ theo đúng như chỉ định và khuyến cáo của các chuyên gia và bác sĩ. Không nên tự tiện bổ sung vitamin bởi chúng sẽ dẫn đến những hậu quả cho sức khỏe của con người.

Nguồn: Internet



Tin liên quan

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận