CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AMVI

Tìm hiểu bệnh loạn thị bẩm sinh ở trẻ có chữa được không?

Loạn thị bẩm sinh ở trẻ là một trong những bệnh lý về mắt xuất hiện phổ biến do lối sống, sinh hoạt không khoa học. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra những bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Vậy bệnh loạn thị bẩm sinh ở trẻ có thể chữa được không? Bài viết dưới đây Amvipharm sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. 

Loạn thị bẩm sinh ở trẻ là một trong những bệnh lý về mắt xuất hiện phổ biến do lối sống, sinh hoạt không khoa học. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra những bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Vậy bệnh loạn thị bẩm sinh ở trẻ có thể chữa được không? Bài viết dưới đây Amvipharm sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. 

Bệnh loạn thị bẩm sinh ở trẻ là gì?

Bệnh loạn thị bẩm sinh ở trẻ là tình trạng trẻ nhỏ có tổn thương về cấu trúc và hình dạng của nhãn cầu ngay từ khi mới chào đời. Mắt trẻ có dạng bất thường không phải hình cầu xuất hiện ngay khi trẻ sinh ra hoặc sau khi sinh ra. 

loan-thi-bam-sinh-o-tre-1 

Bệnh loạn thị bẩm sinh ở trẻ là tình trạng trẻ nhỏ có tổn thương về cấu trúc và hình dạng của nhãn cầu 

Bệnh loạn thị bẩm sinh ở trẻ ở thể nhẹ thường không nguy hiểm và không ảnh hưởng nhiều đến thị lực. Tuy nhiên, nếu trẻ quá 10 tuổi bị loạn thị nhưng không được phát hiện kịp thời sẽ rất dễ bị nhược thị và lé, thậm chí là cả mù lòa do hệ thống thị giác của trẻ nhỏ phát triển chưa hoàn thiện.

Tham khảo thêm: Nutrigen Growmega Fish Oil Syrup

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị loạn thị bẩm sinh

Một số dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết được tình trạng loạn thị bẩm sinh ở trẻ đó chính là:

  • Mắt bị mờ khi nhìn cả xa lẫn gần, hình ảnh không thấy rõ, bị nhòe và méo mó
  • Trẻ bị nhức đầu ở vùng trán và thái dương
  • Mắt dễ bị kích thích, trẻ thường bị chảy nước mắt
  • Xuất hiện hai hoặc ba bóng mờ khi nhìn mọi vật
  • Trẻ bị loạn thị bẩm sinh thường mỏi mắt và khi nhìn phải nheo mắt

Những dấu hiệu của tình trạng loạn thị bẩm sinh ở trẻ thường diễn biến chậm và kéo dài trong khoảng thời gian dài nên dễ khiến nhiều người lơ là không nhận thấy được. Để đảm bảo an toàn thị lực, người bệnh cần được khám mắt ngay nếu có bất kỳ sự thay đổi nào.

Bệnh loạn thị bẩm sinh ở trẻ có chữa được không? 

Đối với trẻ dưới 18 tuổi

Nếu như trẻ dưới 18 tuổi mắc bệnh loạn thị bẩm sinh thuộc loại nhẹ, sẽ không gây ảnh hưởng đến thị lực và không có vấn đề về mắt nào khác thì bác sĩ sẽ đưa ra kết quả bé bị loạn thị bao nhiêu độ và không cần dùng đến biện pháp chữa trị.

Với trẻ bị loạn thị ở  mức độ thông thường thì đeo kính gọng và đeo kính áp tròng cứng là 2 phương pháp thường sử dụng. Đeo kính giúp bù đắp cho hình dạng không đồng đều của đôi mắt. Đồng thời, kính sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc khắc phục tầm nhìn cũng như khả năng nhìn của trẻ bị loạn thị bởi hình ảnh truyền về mắt sẽ rõ ràng hơn.

loan-thi-bam-sinh-o-tre-2 

Với trẻ bị loạn thị ở  mức độ thông thường thì đeo kính gọng và đeo kính áp tròng cứng là 2 phương pháp thường sử dụng

Trong trường hợp trẻ bị loạn thị quá nặng hoặc bị loạn thị quá lâu, cụ thể độ chênh lệch giữa 2 mắt vượt quá 5 dioptre thì mổ là bắt buộc. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nên hạn chế phẫu thuật với trẻ em vì tồn tại nhiều rủi ro do đôi mắt chưa phát triển và độ loạn còn chưa ổn định.

Tham khảo thêm: Tìm hiểu trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?

Đối với người đủ 18 tuổi trở lên

Nếu như trẻ từ 18 tuổi trở lên nếu như mắc loạn thị bẩm sinh ở trẻ, đáp ứng một số điều kiện thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khúc xạ. Các phương pháp phẫu thuật khúc xạ được áp dụng là PRK, Lasek, Lasik…

Trên đây chính là một số thông tin quan trọng giúp bố mẹ hiểu hơn về tình trạng bệnh loạn thị bẩm sinh ở trẻ. Bố mẹ cần tăng cường bổ sung thực phẩm tốt cho mắt ngay từ khi bé con nhỏ để tăng cường thị lực và bảo vệ toàn diện đôi mắt cho các bé. Thông tin về các thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe đôi mắt, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Amvipharm

 



Tin liên quan

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận