NHỮNG “BỆNH GIAO MÙA” Ở TRẺ NHỎ RẤT PHỔ BIẾN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
Trẻ thường hay mắc bệnh vào thời điểm giao mùa khiến cho nhiều bậc phụ huynh vô cùng lo lắng.
Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thường xuyên thay đổi đột ngột. Sự chênh lệch nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút gây hại phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em. Vậy trong thời này, trẻ thường hay mắc những bệnh giao mùa gì và cách phòng tránh như thế nào? Amvi mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau để tìm được câu trả lời nhé.
Vào thời điểm giao mùa, trẻ thường rất dễ bị mắc bệnh
Những bệnh giao mùa trẻ thường mắc phải
Cảm cúm
Cảm cúm là “bệnh giao mùa” mà ngay cả người lớn cũng dễ mắc phải chứ không chỉ riêng trẻ em. Triệu chứng thường gặp là nghẹt mũi, đau họng, hắt hơi, ho, sốt, nhức mỏi toàn thân,... Để phòng tránh cho trẻ, các mẹ cần giữ ấm cho trẻ khi thời tiết bắt đầu thay đổi. Đặc biệt giữ ấm tại bàn chân, bàn tay, đầu, ngực, cổ,... Không nên để trẻ tiếp xúc với những người có dấu hiệu của bệnh cúm bởi bệnh này rất dễ lây lan. Ngoài ra, hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn lấy trực tiếp trong tủ lạnh và chỉ uống nước ấm. Các mẹ cũng nên bổ sung vitamin C cho trẻ để tăng cường sức đầy kháng.
Bệnh sốt xuất huyết
Thời tiết giao mùa khiến không khí luôn trong trạng thái ẩm ướt tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi phát triển. Chính điều này đã khiến trẻ bị sốt xuất huyết. Khi bị bệnh, trẻ sẽ bị sốt liên tục trong nhiều ngày và có dấu xuất huyết dưới da.
Để phòng tránh, các mẹ nên cho con mặc quần áo dài tay và thường xuyên ngủ màn dù ban ngày hay ban đêm. Thường xuyên thoa thuốc chống muỗi cho bé và tuyệt đối không nên để trẻ ở chỗ tối và ẩm thấp. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và loại bỏ các vật chứa nước đọng xung quanh nhà.
Không khí ẩm ướt khiến muỗi sinh sôi nhanh chóng dẫn đến bệnh sốt xuất hiện ở trẻ
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng rất khó kiểm soát bởi nó chỉ xuất hiện các triệu chứng khi trẻ đã nhiễm virus từ 3 - 6 ngày. Khi bị bệnh. trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, sổ mũi, đau họng hoặc sốt nhẹ. Tiếp đó, bệnh của trẻ sẽ nặng hơn khi xuất hiện các vết mụn nước ở lợi, lưỡi, mặt trong của má với kích thước rất nhỏ. Sau đó mụn bắt đầu xuất hiện và lây lan tiếp xuống chân, tay, đầu gối và mông gây đau đớn và khó chịu cho trẻ.
Để phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ, các mẹ phải cho trẻ ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sử dụng nước sạch. Nếu được, các mẹ nên tiệt trùng đồ ăn cho trẻ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho trẻ một cách tốt nhất.
Bệnh thủy đậu
Thủy đậu là một căn bệnh lây nhiễm bắt nguồn từ một loại virus có tên là Varicella Zoster. Chỉ sau khi nhiễm bệnh từ khoảng 10 - 21 ngày, trẻ mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Khi mới bị bệnh, trẻ sẽ thường bị đau cơ, sốt kèm theo đau đầu. Sau đó thì trên da sẽ xuất hiện những nốt trông giống như phỏng nước và có màu hồng ban. Những vết mụn này sau khoảng 2 - 3 ngày sẽ bắt đầu đóng vảy.
Để phòng tránh bệnh này, các mẹ tốt nhất nên để cho trẻ đi tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu. Đối với tất cả những trẻ từ 12-18 tháng tuổi nên tiêm vắc xin 1 lần. Trường hợp những trẻ từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi nếu chưa từng bị thuỷ đậu lần nào thì cũng nên tiến hành tiêm vắc xin 1 lần. Còn đối với những trẻ từ 13 tuổi trở lên hay người lớn nếu chưa bao giờ từng mắc bệnh thủy đậu thì nên tiêm 2 lần. Mỗi lần cách nhau từ khoảng 1 - 2 tháng để phòng bệnh tốt nhất.
Sốt phát ban
Sốt phát ban là bệnh do virus Rubella gây ra và thường lây truyền qua đường hô hấp. Khi bị bệnh, trẻ sẽ thường cảm thấy mệt mỏi, liên tục bị sổ mũi, đau đầu, hoặc đôi khi xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ. Sau tai của trẻ ở gần hai bên cổ của trẻ cũng sẽ xuất hiện hai hạch sưng to gây đau đớn. Khi trẻ bị sốt, cả người trẻ sẽ bị nổi ban đỏ rất nhiều. Đặc biệt tại vùng thân mình và tứ chi của trẻ là bị nổi ban đỏ nhiều nhất.
Để phòng tránh, các bậc phụ huynh cần nên tiêm phòng Sởi và Rubella cho trẻ để có thể ngăn chặn căn bệnh này ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
Sốt phát ban khiến trẻ thường xuyên bị mệt mỏi và đau đầu liên tục
Trên đây là những căn bệnh trẻ thường hay mắc phải khi thời điểm giao mùa. Thông qua nội dung bài viết, chúng tôi cũng đã hướng dẫn những cách phòng tránh bệnh giao mùa này một cách hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, nếu không may trẻ bị bệnh. Các mẹ cũng đừng tuyệt đối không nên điều trị tại nhà hay tự ý mua thuốc. Bởi nếu không chữa trị đúng cách, bệnh của trẻ sẽ trở nặng và khó điều trị hơn. Thậm chí, nguy hiểm hơn còn gây ảnh hưởng xấu đến tính mạng của trẻ. Thay vì vậy, chúng tôi khuyên các bậc phụ huynh nên đưa con tới bệnh viện nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu của “bệnh giao mùa”. Tại đó, đội ngũ bác sĩ sẽ tiến hành chăm sóc và đưa ra phương án điều trị kịp thời cho trẻ nhé.