NHỮNG NGUY CƠ TIỀM ẨN KHI TRẺ BỊ THIẾU MÁU
Trẻ bị thiếu sắt sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe mà các bậc cha mẹ cần lưu ý
Thiếu máu được biết đến là tình trạng cơ thể không có đủ hồng cầu. Theo đó, tế bào hồng cầu giúp cung cấp oxy cho các tế bào khác để chúng có thể hoạt động. Nếu tình trạng thiếu máu xảy ra, điều đó đồng nghĩa với việc hồng cầu sẽ không cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Gây nên nhiều nguy cơ xấu ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị thiếu máu, các bậc phụ huynh cần quan tâm và để ý đến nếu không sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm đến trẻ.
Tình trạng trẻ bị thiếu máu xảy ra rất nhiều hiện nay
Vì sao trẻ bị thiếu máu?
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt xảy ra bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây.
Cơ thể thai nhi không có đủ lượng sắt dự trữ
Ngay từ trước khi ra đời, thai nhi trong bụng mẹ đã có khả năng tự tích lũy sắt. Lượng sắt này đủ để trẻ sơ sinh có thể duy trì nhu cầu tạo máu từ 3 - 4 tháng sau khi sinh. Tuy nhiên, điều này sẽ không khả thi nếu trong khoảng thời gian thai kỳ, mẹ bầu bị thiếu máu, trẻ sinh non hay sinh đôi chính là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị thiếu máu.
Trẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh
Đối với những trẻ sơ sinh thiếu tháng thì tốc độ tăng cân sẽ rất nhanh, dẫn đến lượng sắt khi hấp thụ vào sẽ không đủ. Mà thức ăn chủ yếu của trẻ ở giai đoạn này sẽ chỉ là sữa mẹ và sữa bò. Nhưng sự thật thì hai loại sữa này lại có lượng sắt rất thấp và không đáp ứng đủ nhu cầu tạo máu cho trẻ.
Ngoài ra, tình trạng thiếu máu ở trẻ xảy ra còn do các yếu tố khác như trẻ bị bệnh lý cảm cúm, bệnh về đường tiêu hóa, dị ứng sữa bò,...
Trẻ bị thiếu máu bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Những nguy cơ khi trẻ bị thiếu máu
Ảnh hưởng xấu đến thể trạng
Như chúng tôi đã nói ở trên, khi trẻ bị thiếu máu thì hồng cầu sẽ không cung cấp đủ oxy đến cho các tế bào khác cho cơ thể. Điều này sẽ khiến trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi và lờ đờ, thậm chí là không muốn làm bất cứ việc gì do thiếu năng lượng. Ở mức độ thiếu máu nặng hơn, trẻ có thể bị kiệt sức. Nghiêm trọng hơn đối với trường hợp thiếu máu ở trẻ nhỏ, chúng có thể bị chậm tăng cân hoặc chậm phát triển.
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Nhu cầu cần oxy của não là rất lớn. Chính vì vậy mà bệnh thiếu máu sẽ khiến não không nhận đủ oxy và gây tác động xấu đến hệ thần kinh với một số triệu chứng như sau:
- Bị đau đầu
- Thường xuyên bị ù tai, chóng mặt
- Trẻ không tập trung, học bài mau quên dẫn đến kết quả học tập bị giảm sút
- Có thể bị ngất khi thay đổi tư thế
- Khả năng tư duy và phán đoán của trẻ bị hạn chế đi rất nhiều
Ảnh hưởng đến tim mạch
Tim có chức năng co bóp để đưa máu đi nuôi cơ thể. Vậy nên, khi trẻ bị thiếu máu thì tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để có thể đảm bảo cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan khác nhau. Đặc biệt, tế bào tim cũng là cơ quan cần được nuôi dưỡng bởi máu. Vậy nên, khi trẻ thiếu máu chắc chắn cũng sẽ tác động xấu đến tim mạch. Cụ thể như:
- Trẻ bị rối loạn nhịp tim: Khi bị thiếu máu, nhịp tim của trẻ sẽ đập nhanh hơn hoặc đập một cách bất thường.
- Trẻ bị suy tim: Khi thiếu máu, tim phải làm việc nhiều hơn trước nhưng lại không có đủ máu để nuôi dưỡng. Nếu tình trạng này cứ kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ bị suy tim với các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, phù 2 chân, gan to,...
Ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Bệnh thiếu máu là nguyên nhân khiến trẻ bị khó thở, thở mệt, thở nhanh. Thường thì các triệu chứng này sẽ xảy ra đối với các trường hợp thiếu máu nhiều và xảy ra một cách đột ngột.
Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ
Trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn các trẻ khác do khả năng miễn dịch của trẻ đã bị ảnh hưởng xấu. Khi đó trẻ sẽ rất dễ bị tấn công bởi nhiều tác nhân gây bệnh. Thậm chí là có thể dẫn đến khả năng bị nhiễm khuẩn dẫn tới nguy cơ xấu nhất đó chính là tử vong.
Cách phòng ngừa thiếu máu ở trẻ
Trước những nguy hiểm xấu do tình trạng thiếu máu gây ra. Ngay từ bây giờ, các mẹ cần nhanh chóng lên kế hoạch bổ sung sắt cho trẻ để có thể giảm thiểu tình trạng thiếu máu một cách hiệu quả nhất:
- Khi trẻ mới chào đời, nếu có thể thì mẹ nên cho con uống sữa mẹ để trẻ có thể nhận đầy đủ chất sắt từ sữa của mẹ.
- Không nên dùng sữa bò cho trẻ dưới 1 tuổi: Sữa bò tuy tốt cho trẻ, nhưng chúng lại không có đủ chất sắt. Vậy nên, các mẹ không nên cho trẻ uống sữa bò cho đến khi trẻ lớn hơn đã.
- Dùng sữa bột có chứa chất sắt: Để bổ sung sắt cho trẻ, các mẹ có thể dùng sữa bột có chứa chất sắt để cho trẻ uống.
- Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất sắt: Khi trẻ lớn hơn và có thể hấp thụ được thức ăn cứng. Thì các mẹ có thể cung cấp các thực phẩm giàu chất sắt như: Hải sản, thịt gà, thịt đỏ, rau xanh đậm, đậu Hà Lan,...
Các mẹ cần lên kế hoạch để bổ sung sắt cho trẻ một cách hiệu quả nhất
Ngoài ra, để có thể bổ sung sắt cho trẻ bị thiếu máu một cách tốt nhất thì sử dụng sản phẩm NUTRIGEN NATURALE NUTRIFERON SYRUP của Amvi là một sự lựa chọn tuyệt vời. Sản phẩm với công dụng bổ sung sắt, lactoferrin cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên bị thiếu máu do thiếu sắt, giúp tăng cường sức khỏe một cách hiệu quả nhất. Để đặt sản phẩm với số lượng lớn, các bạn vui lòng liên hệ ngay với Amvipharm để được chúng tôi tư vấn cụ thể và chi tiết nhất nhé.
Nguồn: Internet