CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AMVI

Sữa mẹ: bảo quản như thế nào cho đúng?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho trẻ nhỏ. Để khi mẹ bận công việc đi vắng, con vẫn có sữa mẹ để bú thì phương pháp hút sữa và bảo quản sữa lạnh được nhiều mẹ lựa chọn.

Tuy nhiên, để giữ được hàm lượng sữa luôn tươi ngon, bảo quản lạnh đúng cách, chất dinh dưỡng không thay đổi khi cho bé bú. Vậy mẹ cần trang bị cho mình kiến thức về cách bảo quản sữa đúng.

sua-me-bao-quan-nhu-the-nao-cho-dung-1 (1) 

Hút sữa, trữ đông sữa là cách các mẹ lựa chọn để con luôn được bú sữa mẹ bất cứ lúc nào

Muốn sữa mẹ bảo quản lâu vẫn tươi cần làm gì?

Bạn muốn thời gian của mình được trở nên linh hoạt hơn, bạn muốn có nhiều hơn thời gian để đi làm hoặc tham gia các hoạt động cá nhân. Vậy thì hút sữa, bảo quản sữa cho con là những kỹ năng quan trọng bạn cần chú ý.

Có những điều nên làm và có những điều không nên làm trong quá trình hút và bảo quản sữa cho bé bú.

Việc hút sữa, bảo quản sữa an toàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa và sự an toàn cho bé khi sử dụng. Vậy nên cần lưu ý một số những điều sau:

  • Trước trong và sau hút sữa luôn chú ý vệ sinh thật sạch sẽ. Điều này vô cùng quan trọng, bởi nếu khâu vắt và bảo quản sữa không tốt, điều này sẽ dẫn đến việc vi khuẩn dễ xâm nhập. Luôn làm sạch, vệ sinh tay kỹ, đồng thời các bình dụng cụ hút sữa cũng phải được làm sạch đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị.
  • Để bảo quản sữa mẹ sau hút tốt nhất, khi hoàn thành việc hút sữa, bạn cần bảo quản ở tủ đông. Hơi lạnh mạnh mẽ từ tủ lạnh sẽ góp phần ức chế những vi khuẩn xâm nhập hiệu quả.
  • Nếu bạn không dùng tủ đông mà sử dụng tủ làm mát. Vậy thì hãy đảm bảo bạn có trang bị tủ làm mát theo đúng hướng dẫn để bảo quản riêng cho sữa. Các sản phẩm để lưu trữ sữa lâu hơn có bán trên thị trường rất nhiều.

sua-me-bao-quan-nhu-the-nao-cho-dung-2 (1) 

Sữa mẹ bảo quản đúng cách sẽ tốt cho sức khỏe của con

Sữa mẹ có thể để được bao lâu?

Quá trình tích trữ, bảo quản sữa mẹ cần được thực hiện đúng, theo đúng chỉ dẫn. Các bảo quản sữa dưới đây là dành cho những bé được sinh đủ ngày đủ tháng, khỏe mạnh.

Ngược lại nếu bé là trường hợp ngoại lệ, như bé sinh non, sinh thiếu tháng. Vậy thì nếu muốn chắc chắn về việc bảo quản sữa cho con uống đúng cách, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

Trước khi bỏ sữa vào tủ lạnh để bảo quản đúng cách, mẹ nên sử dụng loại bút lông để ghi chú ngày giờ bắt đầu trữ sữa lên từng bịch sữa. Như vậy có thể dễ dàng theo dõi bịch sữa nào bị để quên trong tủ lạnh quá lâu, sữa đã quá hạn.

Và mẹ nên ghi nhớ rằng, bất cứ thời gian nào cảm thấy có bịch sữa bị chuyển mùi khác. Hãy loại bỏ ngay bịch sữa đó vì với túi sữa này bé cũng không thể uống được.

Sữa mới hút giữ được trong bao lâu?

Với trường hợp sữa mẹ mới hút, nên lưu trữ trong thời gian như sau:

  • Với nhiệt độ phòng khoảng 77 độ F: Nên giữ sữa trong vòng 4h. Có thể tăng lên từ 6 đến 8h nếu trong quá trình vắt sữa bạn đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ.
  • Nếu sữa mới được bảo quản trong ngăn mát, có các túi đá bao quanh: Thời gian lưu trữ sữa là 24h.
  • Trong trường hợp bảo quản sữa trong tủ lạnh với 39 độ F: Có thể giữ sữa khoảng 5 ngày, có thể tăng số ngày lên 8 nếu bơm sữa trong điều kiện cả tay và máy móc thiết bị chuẩn sạch sẽ.

sua-me-bao-quan-nhu-the-nao-cho-dung-3 (1) 

Nên lưu ý để đảm bảo trữ đông sữa đúng cách an toàn

Sữa đông lạnh giữ được bao lâu?

Thời gian có thể trữ sữa trong tủ lạnh ở ngăn đông lạnh như sau:

  • 2 tuần khi trữ sữa trong ngăn đá của tủ lạnh
  • 3 đến 6 tháng nếu để sữa trong tủ đông bình thường
  • Với ngăn đá sâu có thể để thời gian lên đến 6 – 12 tháng.

Sữa đông lạnh, bỏ ra rã đông: giữ được bao lâu?

Với những túi sữa đã bỏ ra rã đông trong trường hợp sữa đã được đông lạnh. Thì thời gian như sau:

  • Nhiệt độ phòng bình thường: Để được 2h
  • Ngăn mát và có các túi đá xung quanh: 24h
  • Để sữa trong tủ lạnh: thời gian là 24h

Mẹo rã đông sữa mẹ đúng cách

Cách tốt nhất để rã đông sữa để trong tủ lạnh, đó là lấy sữa ra và để bình sữa dưới vòi nước ấm. Hoặc cũng có thể cho cả bình sữa vào tô nước ấm đã chuẩn bị sẵn.

Hoặc cũng có thể để sữa trong tủ lạnh bình thường trong 12 giờ.

Tuyệt đối không rã đông sữa bằng những cách sau đây:

  • Để sữa ở nhiệt độ phòng
  • Cho sữa vào lò vi sóng để rã đông

Với những cách rã đông như vậy, sữa khi cho bé bú sẽ không đảm bảo.

Cách làm ấm sữa mẹ đúng cách

Sữa mẹ để làm ấm cho bé bú, bạn có thể để sữa dưới vòi nước ấm trong thời gian vừa đủ. Hoặc cho bình sữa vào tô có chứa nước ấm.

Mẹ có nên để dành sữa khi bé bú không hết?

Rất nhiều mẹ thắc mắc, sau khi bé bú sữa trong bình nhưng bú không hết, có thể đem bảo quản cho lần sau bú hay không.

Trong quá trình bé bú, vi khuẩn từ bên ngoài qua đường miệng sẽ có xu hướng xâm nhập vào bình sữa. Vì vậy nếu đã cho bé bú, sau khi bú xong còn dư, bạn nên bỏ đi.

Những mẹo bảo quản sữa mẹ an toàn

Mách mẹ những mẹo bảo quản sữa không thể bỏ qua:

  • Nên chuẩn bị những bình thủy tinh sạch, hoặc các bình nhựa tốt có nắp.
  • Bạn cần chắc chắn rằng bé sẽ uống sữa trữ đông.
  • Luôn ghi nhãn ngày tháng trữ sữa rõ ràng.

Hy vọng với những thông tin trên đây, mẹ đã có thêm kiến thức tham khảo và bảo quản sữa trữ đông đúng cách.



Tin liên quan

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận