Mách mẹ cách xử lý bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em
Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi con trẻ gặp bệnh lý này, không ít bậc cha mẹ tỏ ra hoang mang lo lắng. Bài viết dưới đây, Amvipharm xin chia sẻ một số cách xử lý bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em nhanh nhất tại nhà. Hy vọng sẽ giúp cha mẹ bớt lúng túng khi trẻ mắc phải hiện tượng này.
Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi con trẻ gặp bệnh lý này, không ít bậc cha mẹ tỏ ra hoang mang lo lắng. Bài viết dưới đây, Amvipharm xin chia sẻ một số cách xử lý bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em nhanh nhất tại nhà. Hy vọng sẽ giúp cha mẹ bớt lúng túng khi trẻ mắc phải hiện tượng này.
Những yếu tố gây nguy cơ bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ
Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em thường gặp vào mùa hè và mùa đông xuân do những nguy cơ sau đây:
- Thường xuyên cho trẻ ăn uống bên ngoài, đồ ăn không hợp vệ sinh
- Trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh
- Nguồn nước sử dụng cho trẻ không đảm bảo
- Dụng cụ hoặc khâu chế biến không sạch sẽ
- Quá trình vệ sinh cho bé chưa đúng cách
- Thói quen không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn hoặc trước khi chế biến thức ăn.
Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em thường gặp vào mùa hè và mùa đông xuân
Tham khảo thêm: Nutrigen Bonidenti Drops
Dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em
Bố mẹ cần nghĩ ngay đến tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ em nếu bé xuất hiện những dấu hiệu nhwu:
- Tần suất đi ngoài của trẻ nhiều hơn mức bình thường: từ 3 lần/ ngày trở lên
- Trẻ đi ngoài phân lỏng, phân nát, phân nhiều nước, dạng lổn nhổn hoặc nước, mùi tanh, có bọt, màu xanh hoặc vàng, có thể có máu.
- Trẻ bỏ bú và chán ăn
- Trẻ nôn ói vài lần hoặc thường xuyên
- Trẻ mất nước do nôn nhiều, sụt cân, chậm tăng cân
Một số biện pháp giúp giảm thiểu bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em tại nhà
Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu bệnh tiêu chảy cấp, bố mẹ có thể áp dụng ngay một số biện pháp xử lý đơn giản nhưng hiệu quả như sau:
Bổ sung sớm nước, điện giải cho trẻ: Pha một gói oresol (ORS) với một lít nước (cần phải có dụng cụ đong đo đúng) cho uống trong ngày. Hoặc mẹ có thể nấu nước cháo muối dùng trong ngày để cung cấp đủ nước và điện giải cho trẻ. Lưu ý với trẻ bị mất nước nặng: li bì hoặc quấy khóc nhiều, khóc không có nước mắt, tiểu ít, nôn nhiều, da khô... cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.
Bổ sung sớm nước, điện giải cho trẻ
Sử dụng nước gạo lứt rang. Đây chính là cách cầm tiêu chảy nhanh nhất đã được nhiều người áp dụng và thấy hiệu quả thực sự. Nước gạo lứt rang không chỉ giúp chống lại hiện tượng mất nước, mất chất điện giải do tiêu chảy mà còn đào thải độc tố cho gan, giải nhiệt và làm sạch máu cho trẻ bị tiêu chảy.
Đối với trẻ bị tiêu chảy thì vỏ cam cũng được xem là cứu cánh tốt. Bố mẹ chỉ cần rửa sạch vỏ cam, cho vào cốc nước nóng hãm như hãm trà, sau khoảng 20 phút thì cho trẻ uống sẽ giúp cho triệu chứng tiêu chảy thuyên giảm.
Củ cà rốt có một lượng lớn chất pectin khi vào ruột sẽ trương nở thành một dạng keo có khả năng làm dịu nhu động ruột nên nhanh chóng hạn chế tiêu chảy ở trẻ. Ngoài ra, cà rốt còn nhiều muối khoáng, kali giúp bù đắp lượng chất điện giải mất đi do tiêu chảy nữa.
Tham khảo thêm: Làm thế nào để bố mẹ nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ?
Trên đây chính là cách xử lý bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em bố mẹ có thể áp dụng tại nhà. Nếu còn băn khoăn nào khác, bố mẹ có thể liên hệ với Amvipharm để được tư vấn thêm.