Tìm hiểu trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày là bình thường
Tìm hiểu trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày được nhiều ông bố bà mẹ quan tâm. Bởi vì chúng ta đều biết rằng tần suất đi tiêu và cả màu sắc phân của trẻ sơ sinh đều phản ánh về sức khỏe. Do đó bố mẹ cần phải tìm hiểu để có thêm kiến thức trong việc theo dõi sức khỏe của bé yêu.
Tìm hiểu trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày?
Theo nghiên cứu trong thời gian từ 24 đến 48 giờ đầu sau sinh trẻ sơ sinh đi ngoài với dạng phân su. Thường bên trong phân su sẽ có màu xanh đậm hoặc màu nâu và có dạng sệt như là hắc ín và cũng không có mùi.
Còn với những ngày tiếp theo thì trẻ sẽ bắt đầu đi ngoài đều hơn. Khoảng 6 tuần đầu sau sinh thì trẻ sơ sinh hầu hết sẽ đi ngoài với phân lỏng mỗi ngày khoảng 2 đến 5 ngày. Một bé có thể đi ngoài trong hoặc là ngay sau khi vừa bú xong. Ngoài ra thì tùy thuộc vào việc trẻ bú sữa mẹ hay sữa công thức mà sẽ có sự khác nhau như:
Tùy thuộc vào trẻ bú sữa mẹ hay công thức mà tần suất đi ngoài khác nhau
Đối với trường hợp trẻ bú mẹ
Trong thời gian 6 tuần đầu sau sinh thì trẻ sẽ đi ngoài với phân lỏng cùng màu vàng ít nhất mỗi ngày 3 lần, trung bình khoảng 5 đến 6 lần một ngày. Nhưng cũng có những trẻ đi ngoài từ 10 đến 12 lần một ngày. Sau thời gian này thì tần suất đi ngoài của trẻ bắt đầu giảm, mỗi ngày trẻ sẽ đi ngoài từ 1 lần. Cũng có những trẻ đi ngoài 2 đến 3 ngày một lần. Bố mẹ chỉ cần thấy phân vẫn vàng, mềm nhuyễn và cân nặng trẻ ổn định là được.
Đối với trường hợp trẻ bú sữa công thức
Trong thời gian 6 tuần đầu sau sinh trẻ bú sữa công thức hay sữa bột thì đi ngoài với phân có màu nâu nhạt hoặc màu hơi xanh, tần suất khoảng từ 1 đến 4 lần một ngày. Với trẻ bú sữa công thức bị táo bón rất hay xảy ra, do đó bố mẹ cần theo dõi kỹ phân của trẻ nhằm có được biện pháp can thiệp khi xảy ra.
Vậy màu sắc cùng tính chất phân của trẻ sơ sinh ra sao?
Ngoài việc tìm hiểu trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày thì bố mẹ cũng cần lưu ý theo dõi màu sắc cùng tính chất phân của trẻ sơ sinh.
Đối với trẻ bú sữa mẹ
Trong những tháng đầu sau sinh thì màu sắc cùng hình dáng phân của trẻ khá đa dạng. Nếu ở lần đi ngoài đầu tiên trẻ sẽ đi phân su với màu đen hoặc xanh đen, sệt, không có mùi. Và sau thời gian khoảng 3 ngày thì phân của trẻ lúc này chuyển sang màu nâu đậm và sau đó chuyển sang màu cam, màu vàng hay màu nâu vàng ở thời điểm cuối tuần đầu tiên trẻ bú mẹ. Bên cạnh đó phân của trẻ sơ sinh cũng có dạng hơi sệt, có lợn cợn và có bọt.
Một số trẻ bú mẹ cũng có dạng phân hoa cà hoa cải, phân vón cục và màu vàng ở nền nước xanh. Thỉnh thoảng bố mẹ còn thấy phân của trẻ có nước và dịch nhầy hay chuyển sang màu xanh rêu, có mùi nồng, hơi chua. Mẹ không cần quá lo lắng nếu thấy trẻ vẫn bình thường, ăn ngon, ngủ ngon và không bị sốt.
Khi trẻ đi ngoài với phân màu xanh lá nhạt và có bọt cũng xảy ra nếu trẻ bú sữa đầu nhiều hơn so với sữa cuối. Lý do là vì khi trẻ bú mẹ đổi bên ngực quá sớm. Hoặc nếu phân có màu xanh lá nhạt cũng có thể là dấu hiệu chứng tỏ bị nhiễm trùng. Do đó mẹ quan sát nếu thấy trẻ có triệu chứng nào bất thường cần phải đi đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Cần quan sát màu sắc phân của trẻ
Đối với trẻ bú sữa công thức
Nếu trẻ bú sữa công thức thì phân sẽ có màu nâu vàng hoặc vàng xanh. Trẻ cũng có thể đi ngoài phân với màu xanh lá đậm vì sữa công thức hàm lượng chất sắt cao. Và phân của trẻ cũng sệt hơn, mùi nặng hơn nếu so với phân của trẻ bú sữa mẹ.
Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm tức là khoảng 6 tháng thì lúc đó phân của trẻ chuyển sang màu vàng sẫm, rắn và nặng mùi phân. Ngoài ra có thể phân còn lẫn với thức ăn vẫn chưa được tiêu hóa hết.
Trường hợp nào cần đi khám khi quan sát phân trẻ
Không chỉ cần quan tâm trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày mà bố mẹ cần lưu ý tìm hiểu màu sắc phân để thăm khám cho trẻ nếu như:
Thăm khám nếu thấy màu sắc phân bất thường
- Phân có màu trắng hoặc xám: Chính là dấu hiệu bệnh về gan và thường sẽ đi kèm cùng vàng da. Nguyên nhân là vì trẻ bị nhiễm khuẩn, nếu bố mẹ thì trẻ đi ngoài phân trắng từ 2 lần cần sớm đi đi khám.
- Phân có sợi máu: Đây có thể là vì trẻ bị nứt hậu môn vì táo bón. Nếu như có máu nhầy thì có thể là do nhiễm khuẩn, dị ứng hay bị bệnh viêm đại tràng hoặc Crohn.
- Phân có đốm đen: Có thể trẻ bú sữa mẹ lẫn máu vì núm vú bị nứt hay bị chảy máu. Nhưng nếu núm vú bình thường mà trẻ lại đi ngoài phân đen thì có thể bị xuất huyết đường tiêu hóa trên.
- Tiêu chảy: Trẻ đi ngoài phân lỏng như nước trong 2 ngày và còn có một số triệu chứng như là: Sốt cao hơn 38 độ; Phân có màu đen; Có dịch nhầy và máu; Táo bón; Đi ngoài quá ít 3 đến 5 ngày 1 lần; Phân khô cứng; Bụng to chướng và đau tức…
Việc tìm hiểu trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày cũng như quan sát màu sắc phân rất quan trọng bố mẹ cần chú ý. Vì tất cả những điều này giúp bố mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn rất nhiều.