Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài: Tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa
Tình trạng trẻ bị ho sổ mũi kéo dài xảy ra khiến cho rất nhiều ông bố, bà mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân vì sao ho sổ mũi lại kéo dài, làm thế nào mới điều trị hiệu quả tình trạng này? Nếu bạn cũng đang quan tâm và muốn biết nguyên nhân, cách chữa hãy cùng theo dõi ngay bài viết sau đây nhé!
Tình trạng trẻ bị ho sổ mũi kéo dài xảy ra khiến cho rất nhiều ông bố, bà mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân vì sao ho sổ mũi lại kéo dài, làm thế nào mới điều trị hiệu quả tình trạng này? Nếu bạn cũng đang quan tâm và muốn biết nguyên nhân, cách chữa hãy cùng theo dõi ngay bài viết sau đây nhé!
Nguyên nhân gây tình trạng trẻ bị ho sổ mũi kéo dài?
Có rất nhiều những nguyên nhân gây ra tình trạng ho và sổ mũi kéo dài ở trẻ mà chúng ta có thể điểm qua như:
Do bị cảm lạnh: Nếu như bị cảm lạnh thì trẻ sẽ bị sổ mũi, ho và kèm theo một số những triệu chứng khác như là đau họng, sốt, chảy nước mắt hoặc bị hắt hơi.
Do bị cúm: Cúm cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ho và sổ mũi kéo dài. Đồng thời khi đấy trẻ còn xuất hiện thêm tình trạng như lạnh run, đau họng, ê ẩm toàn thân, chán ăn, chóng mặt.
Do bị hen suyễn: Đây chính là tình trạng hô hấp và nó gây ra ảnh hưởng đường dẫn khí nhỏ ở trong phổi và khiến cho trẻ bị ho sổ mũi kéo dài.
Do thời tiết lạnh: Đôi khi thời tiết lạnh sẽ gây khích phản ứng khiến cho chất nhầy trong mũi tạo ra nên trẻ bị sổ mũi.
Có nhiều nguyên nhân gây ho và sổ mũi kéo dài ở trẻ
Do viêm xoang hay viêm VA: Viêm xoang nó là tình trạng viêm niêm mạc mũi. Xoang ở đây là những túi khí dọc theo gò má, lông mày cùng mũi. Còn đối với viêm VA chính là tình trạng viêm ở mô phía sau mũi, vòm họng. Khi những mô này bị viêm nhiễm sẽ làm cho trẻ bị ho và sổ mũi kéo dài như là bị viêm xoang.
Do bị viêm mũi dị ứng: Nếu bị viêm mũi dị ứng thì trẻ sẽ bị sổ mũi, lý do chính là vì mũi phản ứng cùng những chất gây dị ứng như là lông thú cưng hoặc phấn hoa gây ra.
Do bị viêm mũi không dị ứng: Tình trạng trẻ bị ho sổ mũi kéo dài cũng có thể là do phản ứng của mũi với những yếu tố gây ra sự kích thích như chất ô nhiễm hoặc khói bụi. Mặt khác cũng chính là cách mà cơ thể phản ứng với những kích thích như thức ăn cay nóng hay khi thời tiết lạnh.
Do bị polyp mũi: Đây chính là tình trạng mà niêm mạc mũi có xuất hiện những khối u kích cỡ khác nhau làm cho mũi tiết ra dịch nhầy.
Do u nang hay khối u ở mũi: Do có khối u nang hay khối u làm cho mũi tiết dịch nhầy. Thường thì nếu gặp phải tình trạng này trẻ bị ảnh hưởng một bên mũi mà thôi.
Do vách ngăn mũi lệch: Hai bên mũi phải và tránh đều được ngăn cách từ một vách ngăn bằng xương và sụn, nó chính là vách ngăn mũi. Nếu như vách ngăn này nghiêng về một bên thì sẽ gây ra nghẹt đường thở bên đó. Dị tật này có thể xuất hiện khi trẻ mới sinh hoặc là khi gặp chấn thương ở mũi.
Nên thăm khám khi thấy trẻ bị ho và sổ mũi kéo dài
Cách chữa trị trẻ bị ho sổ mũi kéo dài như thế nào?
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra tình trạng này mà chúng ta có thể đưa ra cách chữa trị khác nhau như là:
Áp dụng phương pháp chữa trị theo nguyên nhân
Nếu bị cảm lạnh: Thường cảm lạnh trẻ sẽ tự khỏi mà không cần áp dụng cách chữa trị nào. Bố mẹ có thể giúp trẻ thoải mái hơn bằng cách làm giảm những triệu chứng thông qua việc cho trẻ uống nhiều nước. Hoặc dùng máy tạo độ ẩm sẽ giúp cho trẻ dễ thở hơn hoặc rửa mũi cho trẻ đúng cách.
Nếu bị viêm xoang: Khi ấy bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ đưa ra đơn kháng sinh để ngăn nhiễm trùng. Kết hợp dùng thuốc xịt mũi giúp giảm nhẹ triệu chứng hiệu quả hơn rất nhiều.
Nếu bị dị ứng: Khi trẻ bị ho sổ mũi kéo dài do dị ứng bố mẹ có thể nhỏ mũi bằng nước chuyên dụng hoặc dùng thuốc kháng histamine không kê đơn. Nếu như tình trạng nặng hơn thì bố mẹ nên nhờ bác sĩ kê loại thuốc xịt mũi corticosteroid hay loại thuốc kháng histamine.
Có thể áp dụng biện pháp chữa ho sổ mũi đơn giản tại nhà
Áp dụng những biện pháp đơn giản tại nhà
Bên cạnh đó bố mẹ cũng có thể giảm thiểu tình trạng khó chịu khi trẻ bị ho và sổ mũi kéo dài bằng một số cách như là:
- Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho trẻ mục đích loại bỏ dịch nhầy bên trong mũi cùng cổ họng.
- Giữ ấm cho trẻ bằng cách cho trẻ mặc quần áo ấm và dùng dầu tràm pha nước tắm cho trẻ. Thoa dầu tràm vào lòng bàn chân, ngực, lưng của trẻ.
- Nếu trẻ đang ở thời kỳ ăn dặm bố mẹ nên cho trẻ ăn những món dễ ăn, loãng, dễ tiêu hóa cũng như đủ chất dinh dưỡng.
- Khi trẻ ngủ bố mẹ nhớ kê đầu trẻ cao hơn để tránh nước mũi chảy xuống cổ họng sẽ làm cho trẻ bị ho.
Như vậy là bài viết trên đây chúng ta đã giúp trẻ có thêm nhiều thông tin liên quan đến nguyên nhân và cách chữa trẻ bị ho sổ mũi kéo dài. Chúc bố mẹ áp dụng thành công và đừng quên tham khảo thêm nhiều bài viết khác của chúng tôi để được cung cấp nhiều thông tin hữu ích liên quan khác!