Trí nhớ của trẻ có thể bắt đầu rèn luyện từ khi 3,5 tháng tuổi
Thực tế, trẻ từ 3,5 tháng tuổi đã có thể bắt đầu ghi nhớ
Việc trẻ có khả năng ghi nhớ từ lúc 3,5 tháng tuổi nghe có vẻ vô lý nhưng lý giải lại cực kỳ thuyết phục. Trong giai đoạn này, trẻ đã thể bắt đầu phát triển khả năng ghi nhớ của mình thông qua việc nhìn thấy các điểm giống nhau từ 30 giây. Còn đối với những trẻ từ 5 tháng tuổi, chúng chỉ cần khoảng 20 giây để có thể nhớ sơ khai.
Cũng theo như tiến sĩ Reynolds, G. D., chuyên khoa Tâm lý thuộc ĐH South Carolina ở Mỹ đã chỉ ra rằng. Khả năng ghi nhớ ở trẻ cần phải được lặp đi lặp lại trong khoảng một thời gian dài.
Trẻ từ 3,5 tháng tuổi đã có khả năng ghi nhớ
Cần tiến hành định hướng não bộ cho trẻ
Khi bé bắt đầu học hỏi hay tham gia vào bất kỳ một hoạt động vui chơi nào đó. Chúng sẽ tiến hành theo một quy trình theo các chuỗi chiến lược tiếp cận có định hướng để hiểu hơn về hoạt động đó. Theo đó, chiến lược này của trẻ bao gồm có 4 mục tiêu:
- Đầu tiên, trẻ sẽ tiến hành quan sát các cử chỉ mà cha mẹ chúng đang biểu đạt để hiểu hơn về cảm xúc. Sau đó chúng lại biến cảm xúc đó thành cảm xúc của chính mình.
- Sau đó, trẻ sẽ tiếp tục chú tâm để nghe mẹ lặp lại các từ giống nhau với mục đích miêu tả về hoạt động. Mỗi lần thì trẻ sẽ cần khoảng từ 20 - 30 giây để có thể ghi nhớ hoàn thiện. Sau khi đã ghi nhớ thì tự động trẻ sẽ hiểu về cách hoạt động của trò chơi.
- Bên cạnh đó, trẻ cũng dần phát triển nhận thức về sự xuất hiện và tồn tại của một hoạt động nào đó. Ví dụ, mẹ có thể lấy một chiếc máy bay đồ chơi và di chuyển trên không. Lâu dần trẻ sẽ nhận thức được rằng hành động bay đó chính là một cách để trẻ di chuyển.
- Bắt chước là một trong những thứ khiến trẻ cực kỳ thích thú. Bởi trẻ muốn trải nghiệm, thông qua đó sẽ chứng thực được rằng kiệu điều đó có đúng hay không.
Cha mẹ cần tiến hành định hướng não bộ cho trẻ
Có thể thấy, tất cả những mục tiêu trên đều được bé học hỏi và tiếp thu từ phía cha mẹ. Chúng cũng sẽ thích gây sự chú ý đối với cha mẹ bằng cách phản ứng í ới khi thấy bạn cầm món đồ chơi chẳng hạn. Được biết, đây là cách để bé có thể kiểm tra lại ngôn ngữ và cảm xúc của mình. Đồng thời, trẻ 3 - 5 tháng tuổi vẫn chưa biết nói nên chúng thường giao tiếp bằng ánh mắt để nói chuyện với bạn. Đây là một hành động mà bé đang học hỏi.
Ứng dụng chiến lược "tiếp cận có định hướng"
Để trẻ có thể trải nghiệm cả 4 mục tiêu mà chúng đang định hướng một cách tốt nhất. Cha mẹ cần nên tăng cao sự tương tác cho con. Điển hình, bạn có thể biểu hiện nhiều cảm xúc khác nhau trên gương mặt như vui vẻ, bất ngờ… Đồng thời, cha mẹ cũng cần nên lặp lại một số ý quan trọng mà bạn muốn trẻ có thể học hỏi.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo điều kiện để gia tăng hình thức vui chơi ở trẻ. Thông qua một số trò chơi như lấy đồ ra khỏi giỏ rồi bỏ vào lại, đếm đồ vật,... Không những vậy, nếu bạn bắt gặp trẻ đang cố bắt chước về hành động cũng như ngôn ngữ của bạn. Bạn cũng nên khuyến khích con thực hiện. Đừng sợ bé làm sai, bởi chính những trải nghiệm này sẽ giúp bé có thể tự đánh giá và quay lại quy trình đầu tiên. Việc này cực kỳ tốt cho việc hình thành nên sự ham học hỏi ở trẻ.
Cha mẹ cần chủ động để trẻ có thể dễ dàng ghi nhớ
Trong quá trình mà trẻ tự đánh giá lại. Bạn cũng nên giao tiếp với bé. Bởi điều này sẽ thúc đẩy sự học hỏi một cách dễ dàng hơn. Hy vọng với những chia sẻ của Amvipharm trên đây, các bạn sẽ có thêm thật nhiều kinh nghiệm trong quá trình dạy con nhé.
Nguồn: Internet
Tin liên quan
Từ khóa: Trí nhớ của trẻ, khả năng ghi nhớ, AMVIPHARM, Nutrigen, Nutrigen Omega, Nutrigen Growmega, Nutrigen Immuno, Nutrigen Nutriferon, nutrigen supra